11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công và cách tính như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công và cách tính như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế quan trọng đóng góp lớn vào nguồn ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân đánh vào tất cả các thu nhập chịu thuế của cá nhân theo quy định pháp luật, một trong những loại thu nhập phổ biến đó là thu nhập từ tiền lương, tiền công.
thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-tien-luong-tien-cong-va-cach-tinh

Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 02 đối tượng khác nhau, gồm:
- Cá nhân cư trú.
- Cá nhân không cư trú.
Trong đó, cá nhân cư trú lại được chia thành 02 trường hợp, đó là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp trên đều có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau và đặc biệt chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh.

1. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
1.1. Cá nhân cư trú là gì?

Cá nhân cư trú là cá nhân thuộc trường hợp sau:
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp 2: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân!

1.2. Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
Lưu ý: Cách tính thuế thu nhập cá nhân này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
* Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
** Công thức tính thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
(1) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ [1]
Trong đó,
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn [2]
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)
Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức [1]
Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn (trình bày ở phần sau).
(2) Thuế suất
Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:
** Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Khi biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, sẽ có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế phải nộp:
Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).
Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn
Đây là phương pháp tính được số thuế phải nộp đơn giản hơn, phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:
Ví dụ tính thuế theo phương pháp rút gọn
Tháng 12/2021, bà T có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 25 triệu đồng. Bà T phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết bà T có 01 người phụ thuộc, trong tháng 12 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập tạm nộp được tính như sau:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của bà T là 25 triệu đồng.
Bước 2: Tính các khoản giảm trừ
Bà T được giảm trừ các khoản sau:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.
- Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 25 triệu đồng × 10,5% = 2,625 triệu đồng.
Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 2,625  = 18,025 triệu đồng
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế của bà T là: 25 - 18,025  = 6,975 triệu đồng
Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp
Thu nhập tính thuế trong tháng là 6,975 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 2. Số thuế phải nộp như sau:
6,975 × 10% - 0,25 trđ = 447,500 đồng.
Như vậy, số thuế bà T tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 12/2021 là 447,500 đồng.
* Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Xem thêm: Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào sau khi thành lập?

1.3. Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Thu nhập trên đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:
- Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
- Thu nhập được miễn thuế thu nhập.
- Các khoản không tính thuế thu nhập như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…

2. CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
2.1. Cá nhân không cư trú là gì?
Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.
2.2. Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Nói cách khác, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế; trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.
2.3. Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú
Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Trong đó, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú, cụ thể:
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
- Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú đồng thời làm việc ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì thực hiện theo công thức sau:
Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (thu nhập trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Trên đây là những thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Để tránh các rủi ro về kế toán thuế Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
 (028)39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541 (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại      
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
 
ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
♦ Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, muốn tiết kiệm chi phí những công việc vẫn được thực hiện đầy đủ và đúng quy định luật thuế.
♦ Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kiến thức về thuế, kế toán, cần sự hỗ trợ về giấy tờ pháp lý và các thủ tục với cơ quan Thuế.
♦ Doanh nghiệp gặp phải một vài phát sinh phức tạp cần người có chuyên môn nghiệp vụ cao xử lý.
♦ Doanh nghiệp gặp vấn đề về sổ sách kế toán, về các sai sót của báo cáo thuế đã thực hiện.
♦ Doanh nghiệp bị mất mát số liệu kế toán và thuế do kế toán thôi việc và không bàn giao đầy đủ.
♦ Doanh nghiệp muốn thuê dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp để an tâm sản xuất kinh doanh.
♦ Doanh nghiệp đã thay đổi kế toán nhiều lần, cần rà soát lại hồ sơ khai thuế, sổ sách, báo cáo thuế để hạn chế rủi ro, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng Luật thuế.
♦ Các doanh nghiệp có các ngành nghề đặc thù như xây dựng, xây lắp, gia công, xuất nhập khẩu,… cần phải có đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm thực hiện kế toán thuế.
♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không am hiểu luật thuế Việt Nam...

NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA TÍN VIỆT VÌ LỢI ÍCH SAU
Tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào Chi phí. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì càng phải xem xét kỹ hơn về chi phí bỏ ra. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc bỏ ra một khoản 8-10 triệu/tháng để thuê nhân viên kế toán thuế là một chi phí tương đối lớn. Trong khi công việc thì không nhiều, nhân viên kế toán có thể nghỉ bất kỳ lúc nào nhưng công việc chưa hoàn thành và bàn giao cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, dịch vụ kế toán thuế sinh ra để giải quyết nhu cầu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại sự hiệu quả cao và tính chuyên nghiệp hơn.
♦ Chi phí dịch vụ kế toán thuế rẻ hơn rất nhiều lần thậm chí nhiều chục lần so với việc doanh nghiệp tuyển dụng kế toán viên nhưng lại được hưởng dịch vụ chất lượng tốt nhất của các kế toán có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm.
♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo kế toán viên.
♦ Chi phí lương, BHXH, BHYT, khen thưởng, trợ cấp; hệ thống quản lý bộ phận kế toán được tiết kiệm.
♦ Chi phí cho cơ sở vật chất: hệ thống máy tính, bàn ghế cho nhân viên, máy in, máy hủy tài liệu, điện, nước, phần mềm kế toán,… rất tốn kém.

Sổ liệu kế toán được liên tục, đảm bảo tiến độ đúng thời hạn, đúng quy định:
Dù công ty nhỏ hay công ty lớn, công việc kế toán cũng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao; khối lượng công việc tương đối nhiều. Dù kế toán của công ty có cập nhật sổ sách, báo cáo thường xuyên cũng sẽ không tránh khỏi sai sót. Do ở các công ty, một kế toán có thể còn đảm nhận nhiều vị trí công ty việc khác nhau, dễ dẫn đến chồng chéo công việc; không đảm bảo chất lượng công việc.
Vì vậy, lựa chọn dịch vụ kế toán thuế là điều các doanh nghiệp, công ty hiện nay nên làm:
♦ Đơn vị làm dịch vụ sẽ đảm bảo cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác các thông tư, nghị định, luật thuế mới nhất.
♦ Cam kết số liệu kế toán được xử lý chính xác, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công việc; mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
♦ Số liệu sẽ được liên tục không bị thất lạc mất mát, luôn có bộ phận kiểm tra số liệu đầy đủ. Không giống như DN thuê kế toán khi nghỉ việc hộ có thể không bàn giao số liệu hoặc bàn giao không đầy đủ mà DN không nắm được, vì vậy rấy khó cho người mới tiếp nhận và khó cho việc quyết toán thuế sau này.
♦ Theo dõi, cập nhật thường xuyên sổ sách kế toán; xử lý sổ sách gọn gàng, suôn sẻ; có nhiều kinh nghiệm xử lý khi công việc gặp trục trặc.

Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp:
♦ Đội ngũ nhân viên của dịch vụ kế toán có nhiều kinh nghiệm hơn; thành thạo công việc nên tiết kiệm được thời gian tìm hiểu; xử lý vấn đề khi xảy ra lỗi.
♦ Sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian đào tạo công việc cho nhân viên mới.
♦ Không cần mất thời gian đôn đốc nhân viên; không cần lo lắng tìm người mới khi nhân viên cũ nghỉ việc, làm gián đoạn công việc.
♦ Nhân viên làm dịch vụ sẽ tiếp nhận công việc bất cứ khi nào doanh nghiệp bạn cần và cho bạn kết quả nhanh nhất có thể.
♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cập nhập kịp thời tình hình, các quy định mới của pháp luật khi sử dụng dịch vụ.

Không phát sinh bộ phận kế toán thuế:
♦ Không phát sinh chi phí mua sắm công cụ lao động cho bộ phận kế toán: bàn ghế, máy tính, thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng phẩm, điện, nước,…thậm chí hạn chế được cả diện tích thuê mua văn phòng.
♦ Giảm được chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân sự và bộ máy kế toán thuế.
♦ Không phát sinh các khoản lương thưởng, phụ cấp, đi lại, điện thoại, trợ cấp, thăm hỏi,…. cho nhân sự kế toán.
♦ Không mất chi phí cho mua sắm phần mềm kế toán.

Chất lượng dịch vụ được đảm bảo
♦ Quý khách hoàn toàn tập trung cho hoạt động kinh doanh, kế toán thuế đã có Tín Việt lo.
♦ Nhân sự của Tín Việt được tổ chức chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm nghề nghiệp vì thế chúng tôi đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.
♦ Tín Việt đến tận nơi giao dịch. Quý khách không cần đi lại
♦ Khi có các vấn đề phát sinh, Tín Việt sẽ đại diện Quý khách để làm việc trực tiếp cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan
♦ Khi quyết toán thuế, Tín Việt sẽ trực tiếp làm việc với Cơ quan thuế và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng
♦ Số liệu được lưu trữ và bảo mật cẩn thận về sau, không bao giờ mất mát dữ liệu
♦ Cung cấp kịp thời các số liệu và hồ sơ cần thiết cho quý khách
♦ Tư vấn kịp thời các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động
♦ Hoàn thành công việc đúng thời hạn theo quy định.
♦ Cập nhật văn bản mới có liên quan

Tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan cho Doanh nghiệp:
♦ Tư vấn, hỗ trợ về phần mềm kê khai lao động và bảo hiểm.
♦ Tư vấn các quy định về pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động;
♦ Tư vấn quy định về mức đóng tối thiểu, tối đa liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
♦ Thực hiện báo tăng, báo giảm đóng và chốt bảo hiểm cho người lao động;
♦ Tư vấn cách hạch toán chi phí lương, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp trong chi phí thuế, hạch toán kế toán;
♦ Tư vấn về hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục bảo hiểm xã hội;
♦ Thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền;
♦ Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến bảo hiểm, lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp,…
 Quý khách vui lòng Liên hệ Hotline O969.541.541 (Call/Zalo/Viber) để được tư vấn miễn phí.
Zalo Call