11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Quy định về địa chỉ trụ sở của Doanh nghiệp

Quy định về địa chỉ trụ sở của Doanh nghiệp

Trụ sở hay địa chỉ của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp tiến hành giao dịch kinh doanh. Trụ sở chính của doanh nghiệp có thể được đặt ở những nơi mà chủ doanh nghiệp mong muốn, tuy nhiên khi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Những quy định về trụ sở doanh nghiệp đã được Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
quy-dinh-ve-dia-chi-tru-so-cua-doanh-nghiep

Địa chỉ công ty là gì
Căn cứ vào điều 42 Luật doanh nghiệp 2020:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Quy định và đặc điểm trụ sở chính công ty 
Pháp luật quy định địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Trụ sở chính được coi là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.

Quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ công ty 
– Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty mua, tự xây dựng thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê đất của công ty hạ tầng, quyết định giao đất cho thuê đất của cơ quan nhà nước hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo luật đất đai.
– Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty thuê thì phải có hợp đồng thuê và các tài liệu chứng minh quyền cho thuê hợp pháp của bên cho thuê: Đất thổ cư phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê. Đất dự án, nhà xưởng phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thuê và có chức năng cho thuê lại.

Cách đặt địa chỉ công ty 
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Tham khảo thêm: Những điều Quý khách cần biết khi Thành lập công ty

Nên lựa chọn trụ sở chính công ty ổn định lâu dài
Doanh nghiệp thành lập và hoạt động phải có trụ sở chính. Việc lựa chọn trụ sở chính cho doanh nghiệp là một trong những vấn đề các cá nhân, tổ chức cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.
Hóa đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình thu hồi công nợ và triển khai kinh doanh. Thông tin địa chỉ trụ sở công ty được ghi nhận trên hóa đơn. Do đó nên lựa chọn trụ sở ổn định, lâu dài để tránh việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh hóa đơn.

Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan
Cơ quan nhà nước liên hệ với doanh nghiệp bằng đường công văn luôn gửi trực tiếp về địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng để không bị thất lạc công văn gây ảnh hưởng đến việc liên lạc với cơ quan nhà nước.
Có nhiều địa chỉ có số nhà thực tế và địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau. Trước khi thuê doanh nghiệp nên tìm hiểu và yêu cầu chủ nhà xin xác nhận tại Phường/xã về việc 2 địa chỉ trên là một tránh các vướng mắc phát sinh như: Hợp đồng thuê không được bên thuế chấp thuận, cơ quan nhà nước kiểm tra địa điểm thấy khác với địa chỉ ghi trong đăng ký kinh doanh,…Trong các trường hợp này doanh nghiệp rất dễ bị đóng mã số thuế doanh nghiệp.

Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể
Căn cứ điều 3, điều 6 Luật nhà ở năm 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Tham khảo thêm: Quy định về cách đặt tên công ty

Địa chỉ đáp ứng các điều kiện để kinh doanh
Nhiều ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép trước khi kinh doanh. Những ngành nghề này gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Địa chỉ trụ sở chính liên quan trực tiếp tới điều kiện được cấp giấy phép. Ví dụ:
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm địa điểm phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ yêu cầu địa điểm phải phù hợp với quy định về số học viên/m2 diện tích sử dụng. 

Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính cũng quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp
Địa chỉ trụ sở chính ở đâu thì cơ quan thuế của quận, huyện đó quản lý. Một số doanh nghiệp do Cục thuế của tỉnh thành phố quản lý. Việc kê khai và nộp thuế tuy hiện nay là kê khai và nộp thuế điện tử. Nhưng việc quản lý vẫn sẽ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế quản lý mà địa chỉ đóng trên địa bàn. Vì vậy khi đặt trụ sở chính cũng cân nhắc lưu ý về vấn đề này.

Những lưu ý khi đặt trụ sở chính doanh nghiệp:
Khi lựa chọn trụ sở của mình ở chung cư, doanh nghiệp cần chú ý:
+ Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích để ở thì doanh nghiệp không được phép đặt làm trụ sở doanh nghiệp.
+ Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp và căn hộ đó thuộc khu vực được phép kinh doanh thì mới có thể sử dụng để làm trụ sở doanh nghiệp.
+ Khi được phép đặt trụ sở tại căn hộ đó, doanh nghiệp cần xuất trình các tài liệu chứng minh nhà chung cư mà mình đang sử dụng là “nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp”, hợp đồng thuê nhà hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ … để được Phòng đăng ký kinh doanh xem xét chấp nhận hồ sơ.
+ Doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn trụ sở phù hợp với quy định nêu trên.
+ Doanh nghiệp có thể lựa chọn trụ sở tại nhà riêng đáp ứng điều kiện nêu trên và lập địa Điểm kinh doanh tại nơi thực sự kinh doanh để tiện cho việc kê khai thuế và nhận thông báo thuế. Đồng thời doanh nghiệp sẽ không phải di chuyển trụ sở khi muốn đổi địa bàn kinh doanh mà chỉ đổi địa chỉ địa Điểm kinh doanh.
+ Việc đặt trụ sở sẽ chịu ảnh hưởng từ một số ngành nghề doanh nghiệp dự kiến kinh doanh. Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề sản xuất, chế biến, nuôi trồng… thì doanh nghiệp không được đặt trụ sở chính tại khu dân cư, trung tâm thành phố mà chỉ đặt ở các vùng lân cận, xa khu dân cư.
Tham khảo thêm: Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Quy định về treo biển tại trụ sở công ty
Một trong những điều cơ bản doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đó là việc treo biển tại trụ sở. Theo quy định tại Điều 34 Luật quảng cáo 2012 quy định, biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng  giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Địa chỉ, điện thoại.
Khi treo biển tại trụ sở, biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Trong trường hợp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/ NĐ- CP, cụ thể:
“Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn quy định;
b) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp;
c) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa Điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa Điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa Điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
đ) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
e) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa Điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
g) Buộc lưu giữ tài liệu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.”


Vi phạm các quy định về việc đặt trụ sở công ty
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Kê khai địa chỉ trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính.
– Kê khai địa chỉ trụ sở mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
Thao khảo dịch vụ: Thành lập công ty miễn phí - tặng dấu tròn

Trên đây là những nội dung liên quan đến địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp. Quý khách cần tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán...vui lòng liên hệ với chuyên viên theo thông tin bên dưới:
 O902.805.825 (Call/Zalo)
 O938.225.265 (Call/Zalo)
 Hotline O969.541.541 (Call/Zalo)

Theo dõi chúng tôi tại     
 
 Trình tự thủ tục thành lập công ty của Tín Việt:
B1- Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin cần thiết:
Chuyên viên Tín Việt sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị giấy tờ, kiểm tra tên công ty và hướng dẫn đặt tên công ty không bị trùng; hướng dẫn ghi địa chỉ phù hợp; tư vấn ngành nghề đầy đủ; hướng dẫn kê khai vốn điều lệ hợp lý...
B2- Soạn hồ sơ thành lập công ty:
Chuyên viên sẽ tiến  hành soạn thảo hồ sơ căn cứ vào thông tin quý khách cung cấp, thời gian soạn hồ sơ hoàn thành từ 30 phút sau khi nhận đầy đủ thông tin từ Quý khách. 
B3- Giao nhận hồ sơ:
Tín Việt gửi hồ sơ cho khách xem và kiểm tra thông tin đã cung cấp. Sau đó, Tín Việt sẽ in hồ sơ và mang đến quý khách ký hồ sơ.
B4- Nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Tín Việt sẽ thay mặt Quý khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phản hồi kết quả Cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.
B5- Đăng ký khắc dấu tròn và nộp thông báo mẫu dấu:
Tín Việt sẽ đăng ký khắc dấu tròn loại tự động tốt nhất và nhận con dấu trong 01 ngày làm việc.
Hồ sơ thông báo mẫu dấu: Tín Việt chuẩn bị hồ sơ và nộp trong ngày làm việc tiếp theo.
B6- Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu:
- Thông báo cho khách hàng chủ động mở tài khoản ngân hàng hoặc liên kết với ngân hàng để mở tài khoản cho quý khách;
- Thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế;
- Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp;
- Nộp tờ khai thuế môn bài;
- Nộp thuế môn bài online;
- Tiến hành soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan quản lý thuế gồm: Quyết định bổ nhiệm giám đốc; kế toán; đăng ký hình thức kế toán; khấu hao tài sản...
- Đăng ký phương pháp tính thuế Giá trị Gia tăng;
- Đăng ký hóa đơn điện tử;
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tư;
- Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để cơ quan thuế hoặc phòng kinh tế kiểm tra trụ sở;
- Hướng dẫn khách treo biển hiệu công ty;
► Đối với công ty kinh doanh những ngành nghề có điều kiện: Sau khi thành lập công ty, phải tiến hành thủ tục về giấy phép con như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy, an ninh trật tự…; chứng chỉ hành nghề; vốn pháp định…
  Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)

 
Zalo Call