11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Các trường hợp Cơ quan Thuế kiểm tra đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp

Các trường hợp Cơ quan Thuế kiểm tra đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty, nhiều vấn đề về thuế rất được các chủ doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, trường hợp nào sẽ kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Căn cứ khoản 1.3 Mục III Phần II Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023 của Tổng Cục Thuế, các trường hợp sau đây thì Cơ quan Thuế được quyền kiểm tra đột xuất tại trụ sở của doanh nghiệp mà không phải lập kế hoạch

1. 06 trường hợp Cơ quan Thuế kiểm tra đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp
(i) Kiểm tra người nộp thuế theo đơn tố cáo.
(ii) Kiểm tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.
(iii) Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý).
(iv) Kiểm tra trước hoàn thuế.
(v) Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở Cơ quan Thuế.
(vi) Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

2. Quy định về xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra thuế
Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT, quy định rõ về việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra thuế. Cụ thể như sau:
(i) Trường hợp kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế cấp trên.
(ii) Đối với các trường hợp trùng lặp về đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế với các cơ quan khác của Nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan thuế phối hợp với thủ trưởng cơ quan nhà nước có sự trùng lặp để xử lý và báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch khi cần thiết.
Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

3. Lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra
Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT quy định về việc Cơ quan Thuế thực hiện lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, cụ thể như sau:
(i) Lựa chọn qua phân tích đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế (không dưới 90%):
Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra, kết hợp xem xét lựa chọn người nộp thuế đã quá 05 (năm) năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.
(ii) Lựa chọn ngẫu nhiên (không quá 10%): lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế do bộ phận lập kế hoạch, chuyên đề lựa chọn ngẫu nhiên hoặc sử dụng chức năng hỗ trợ lựa chọn ngẫu nhiên của các ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.
Danh sách người nộp thuế được lựa chọn kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hàng năm gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ của các đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; chuyên đề kiểm tra, thời gian dự kiến kiểm tra.
Việc lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

 Hotline tư vấn dịch vụ miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Zalo Call