11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Các khoản thu nhập được miễn thuế, không tính thuế thu nhập cá nhân

Các khoản thu nhập được miễn thuế, không tính thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định về Luật thuế thu nhập cá nhân, không phải tất cả người lao động đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân mà chỉ những đối tượng “có thu nhập chịu thuế” mới phải đóng. Khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), người có thu nhập chịu thuế sẽ phải kê khai các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Tuy nhiên, một số khoản thu nhập sau đây sẽ được miễn thuế – không tính thuế TNCN.

cac-khoan-thu-nhap-duoc-mien-thue-khong-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan

CÁC KHOẢN THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Căn cứ Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 và bổ sung bởi khoản 4, 5 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân gồm:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó);
- Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;
- Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;
Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất quy định tại Khoản này phải thỏa mãn các điều kiện:
- Có quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt thủy sản thì phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàu, thuyền, phương tiện đánh bắt và trực tiếp tham gia đánh bắt thủy sản;
- Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về cư trú.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
- Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
- Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân!
cac-khoan-thu-nhap-duoc-mien-thue-khong-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan

CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÔNG CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Căn cứ theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (Được cập nhật theo Thông tư 92/2015/TT-BTC): Quy định Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN các khoản sau:
1. Mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục
Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: Mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: Mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Như vậy:
Mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục… không chịu thuế TNCN được áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi trang phục
Theo khoản 2.7 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, mức chi tiền trang phục được miễn thuế TNCN như sau:
- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Bằng hiện vật sẽ được tính toàn bộ vào chi phí;
- Bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
- Chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, băng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Công tác phí
Theo điểm 2.8 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 92/2014/TT-BTC), công tác phí được tính như sau:
Trường hợp công ty có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của công ty thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Như vậy, nếu quy chế tài chính, quy chế nội bộ của công ty quy định rõ thì được miễn thuế TNCN theo quy định đó.
Tiền điện thoại
Hiện nay Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp công ty không quy định rõ, do vậy sẽ thực hiện theo các quy định của công ty (ghi trong hợp đồng lao động, quy chế tài chính…).

2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế TNCN
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản phục cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản…
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn..
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
- Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
- Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Xem thêm: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế

3. Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca
Không tính thuế thu nhập cá nhân nếu:
Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa cho người lao động.
Công ty không tổ chức nấu ăn thì mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Ví dụ: Anh Tâm được công ty phụ cấp tiền ăn trưa 1 triệu đồng mỗi tháng, vậy theo quy định số tiền không bị tính thuế là 730 nghìn đồng, còn lại 370 nghìn đồng còn lại sẽ bị tính thuế TNCN.

4. Tiền nhà ở, điện, nước (nếu có)
Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN: Khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

Ví dụ:
Nhân viên X trong tháng 3/2023 có tổng thu nhập chịu thuế TNCN là 10.000.000đ và được Công ty hỗ trợ trả thay tiền thuê nhà là 4.000.000đ.
Như vậy: 15% của Tổng thu nhập chịu thuế là = 10.000.000 x 15% = 1.500.000. => Đây là số tiền Tối đa tính vào Thu nhập chịu thuế TNCN.
=> Phần còn lại 4.000.000 – 1.500.000 = 2.500.000đ là không chịu thuế TNCN.

5. Khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc
Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), … mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
Nghĩa là:
- Người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thuế bảo hiểm.
- Nếu mua bảo hiểm có Tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản này chịu thuế TNCN.
Tiết đ.3 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:
Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…):
- Nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. => Thì chịu thuế TNCN.
- Nếu thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. => thì không tính thuế TNCN.
Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ…:
- Nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. => Thì chịu thuế TNCN.
- Nếu nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động. => thì không tính thuế TNCN.

6. Khoản chi phương tiện đưa đón người lao động:
Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công và cách tính như thế nào?

7. Khoản tiền đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình:
“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”
Theo luật thuế TNDN hiện hành, cụ thể là theo Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
Tổng số chi có tính chất phúc lợi (ngoài khoản đám hiểu, hỉ thì còn rất nhiều khoản khác) không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Và phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và Mức được hưởng tại Quy chế của doanh nghiệp.

8. Khoản đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề người lao động
Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.

9. Các khoản tiền thưởng không tính thuế TNCN
Theo quy định, các khoản tiền thưởng không tính thuế TNCN bao gồm các khoản sau:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
  + Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
  + Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
  + Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
  + Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  + Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
  + Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
  + Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

10. Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN các khoản sau
Theo điểm g khoản 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) không tính vào thu nhập chịu thuế các khoản thu nhập sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
g.7)  Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.
g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.
Ví dụ: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt

Trên đây là những thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Để tránh các rủi ro về kế toán thuế Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
 (028)39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541 (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại      
 
ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI
♦ Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, muốn tiết kiệm chi phí những công việc vẫn được thực hiện đầy đủ và đúng quy định luật thuế.
♦ Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kiến thức về thuế, kế toán, cần sự hỗ trợ về giấy tờ pháp lý và các thủ tục với cơ quan Thuế.
♦ Doanh nghiệp gặp phải một vài phát sinh phức tạp cần người có chuyên môn nghiệp vụ cao xử lý.
♦ Doanh nghiệp gặp vấn đề về sổ sách kế toán, về các sai sót của báo cáo thuế đã thực hiện.
♦ Doanh nghiệp bị mất mát số liệu kế toán và thuế do kế toán thôi việc và không bàn giao đầy đủ.
♦ Doanh nghiệp muốn thuê dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp để an tâm sản xuất kinh doanh.
♦ Doanh nghiệp đã thay đổi kế toán nhiều lần, cần rà soát lại hồ sơ khai thuế, sổ sách, báo cáo thuế để hạn chế rủi ro, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng Luật thuế.
♦ Các doanh nghiệp có các ngành nghề đặc thù như xây dựng, xây lắp, gia công, xuất nhập khẩu,… cần phải có đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm thực hiện kế toán thuế.
♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không am hiểu luật thuế Việt Nam...

NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA TÍN VIỆT VÌ LỢI ÍCH SAU
Tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào Chi phí. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì càng phải xem xét kỹ hơn về chi phí bỏ ra. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc bỏ ra một khoản 8-10 triệu/tháng để thuê nhân viên kế toán thuế là một chi phí tương đối lớn. Trong khi công việc thì không nhiều, nhân viên kế toán có thể nghỉ bất kỳ lúc nào nhưng công việc chưa hoàn thành và bàn giao cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, dịch vụ kế toán thuế sinh ra để giải quyết nhu cầu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại sự hiệu quả cao và tính chuyên nghiệp hơn.
♦ Chi phí dịch vụ kế toán thuế rẻ hơn rất nhiều lần thậm chí nhiều chục lần so với việc doanh nghiệp tuyển dụng kế toán viên nhưng lại được hưởng dịch vụ chất lượng tốt nhất của các kế toán có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm.
♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo kế toán viên.
♦ Chi phí lương, BHXH, BHYT, khen thưởng, trợ cấp; hệ thống quản lý bộ phận kế toán được tiết kiệm.
♦ Chi phí cho cơ sở vật chất: hệ thống máy tính, bàn ghế cho nhân viên, máy in, máy hủy tài liệu, điện, nước, phần mềm kế toán,… rất tốn kém.

Sổ liệu kế toán được liên tục, đảm bảo tiến độ đúng thời hạn, đúng quy định:
Dù công ty nhỏ hay công ty lớn, công việc kế toán cũng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao; khối lượng công việc tương đối nhiều. Dù kế toán của công ty có cập nhật sổ sách, báo cáo thường xuyên cũng sẽ không tránh khỏi sai sót. Do ở các công ty, một kế toán có thể còn đảm nhận nhiều vị trí công ty việc khác nhau, dễ dẫn đến chồng chéo công việc; không đảm bảo chất lượng công việc.
Vì vậy, lựa chọn dịch vụ kế toán thuế là điều các doanh nghiệp, công ty hiện nay nên làm:
♦ Đơn vị làm dịch vụ sẽ đảm bảo cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác các thông tư, nghị định, luật thuế mới nhất.
♦ Cam kết số liệu kế toán được xử lý chính xác, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công việc; mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
♦ Số liệu sẽ được liên tục không bị thất lạc mất mát, luôn có bộ phận kiểm tra số liệu đầy đủ. Không giống như DN thuê kế toán khi nghỉ việc hộ có thể không bàn giao số liệu hoặc bàn giao không đầy đủ mà DN không nắm được, vì vậy rấy khó cho người mới tiếp nhận và khó cho việc quyết toán thuế sau này.
♦ Theo dõi, cập nhật thường xuyên sổ sách kế toán; xử lý sổ sách gọn gàng, suôn sẻ; có nhiều kinh nghiệm xử lý khi công việc gặp trục trặc.

Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp:
♦ Đội ngũ nhân viên của dịch vụ kế toán có nhiều kinh nghiệm hơn; thành thạo công việc nên tiết kiệm được thời gian tìm hiểu; xử lý vấn đề khi xảy ra lỗi.
♦ Sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian đào tạo công việc cho nhân viên mới.
♦ Không cần mất thời gian đôn đốc nhân viên; không cần lo lắng tìm người mới khi nhân viên cũ nghỉ việc, làm gián đoạn công việc.
♦ Nhân viên làm dịch vụ sẽ tiếp nhận công việc bất cứ khi nào doanh nghiệp bạn cần và cho bạn kết quả nhanh nhất có thể.
♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cập nhập kịp thời tình hình, các quy định mới của pháp luật khi sử dụng dịch vụ.

Không phát sinh bộ phận kế toán thuế:
♦ Không phát sinh chi phí mua sắm công cụ lao động cho bộ phận kế toán: bàn ghế, máy tính, thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng phẩm, điện, nước,…thậm chí hạn chế được cả diện tích thuê mua văn phòng.
♦ Giảm được chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân sự và bộ máy kế toán thuế.
♦ Không phát sinh các khoản lương thưởng, phụ cấp, đi lại, điện thoại, trợ cấp, thăm hỏi,…. cho nhân sự kế toán.
♦ Không mất chi phí cho mua sắm phần mềm kế toán.

Chất lượng dịch vụ được đảm bảo
♦ Quý khách hoàn toàn tập trung cho hoạt động kinh doanh, kế toán thuế đã có Tín Việt lo.
♦ Nhân sự của Tín Việt được tổ chức chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm nghề nghiệp vì thế chúng tôi đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.
♦ Tín Việt đến tận nơi giao dịch. Quý khách không cần đi lại
♦ Khi có các vấn đề phát sinh, Tín Việt sẽ đại diện Quý khách để làm việc trực tiếp cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan
♦ Khi quyết toán thuế, Tín Việt sẽ trực tiếp làm việc với Cơ quan thuế và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng
♦ Số liệu được lưu trữ và bảo mật cẩn thận về sau, không bao giờ mất mát dữ liệu
♦ Cung cấp kịp thời các số liệu và hồ sơ cần thiết cho quý khách
♦ Tư vấn kịp thời các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động
♦ Hoàn thành công việc đúng thời hạn theo quy định.
♦ Cập nhật văn bản mới có liên quan

Tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan cho Doanh nghiệp:
♦ Tư vấn, hỗ trợ về phần mềm kê khai lao động và bảo hiểm.
♦ Tư vấn các quy định về pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động;
♦ Tư vấn quy định về mức đóng tối thiểu, tối đa liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
♦ Thực hiện báo tăng, báo giảm đóng và chốt bảo hiểm cho người lao động;
♦ Tư vấn cách hạch toán chi phí lương, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp trong chi phí thuế, hạch toán kế toán;
♦ Tư vấn về hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục bảo hiểm xã hội;
♦ Thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền;
♦ Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến bảo hiểm, lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp,…
 Quý khách vui lòng Liên hệ Hotline O969.541.541 (Call/Zalo/Viber) để được tư vấn miễn phí.
Zalo Call